Lịch lễ Nhà thờ Mông Triệu mới nhất 2023

Nhà thờ Mông Triệu là một nhà thờ có lối kiến trúc La Mã, điều đặc biệt khi chúng ta đến tham quan nhà thờ là sẽ thấy một tượng Đức Mẹ Mông Triệu bằng đồng đứng trên ngọn tháp cao vút giữa sân nhà thờ. Đây là một nhà thờ có lối xây dựng khá lạ mắt so với các nhà thờ hiện tại ở Việt Nam. Vậy nhà thờ Mông Triệu ở đâu và có gì đặc biệt chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Nhà thờ Mông Triệu

Nhà thờ Mông Triệu Bình Thạnh

Giới thiệu về nhà thờ Mông Triệu

Nhà thờ Mông Triệu là một nhà thờ của người Công giáo, được thành lập bởi Tổng giáo phận Sài Gòn ký quyết định thành lập vào ngày 15/08/1971, thuộc giáo hạt Gia Định. Nhà thờ Mông Triệu được nhận bổn mạng là Đức Trinh nữ Maria Hồn Xác Lên Trời, hàng năm đều tổ chức lễ kính vào ngày 15/08.

Nhà thờ Mông Triệu

Nhà thờ Mông Triệu ở đâu?

Nhà thờ Mông Triệu nằm ở trung tâm TP. Hồ Chí Minh, địa chỉ số 78 đường Nguyễn Cửu Vân, Phường 17, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.

Nhà thờ Mông Triệu

Nhà thờ Mông Triệu tọa lạc tại đường Nguyễn Cửu Vân, TP. HCM

Vì nằm ở trung tâm nên nhà thờ Mông Triệu rất được nhiều du khách quan tâm và đến tham quan hàng năm. Vào những ngày lễ trọng nhà thờ đón một lượng khách rất lớn, vừa đến tham dự thánh lễ, vừa tìm hiểu lối kiến trúc đặc sắc mang đậm nét Trung Đông hiển diện ở Việt Nam.

Đường đi đến nhà thờ Mông Triệu

Để đi đến nhà thờ Mông Triệu, du khách từ khắp nơi đi theo Google Map (bản đồ) đến cầu vượt Hàng Xanh, quận Bình Thạnh, chúng ta di chuyển dưới chân cầu, đi vào đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, sau đó đi thẳng sẽ gặp một mũi tàu, từ đây chúng ta rẽ phải vào đường Nguyễn Cửu Vân, đi thẳng khoảng 2/3 quãng đường thì sẽ gặp nhà thờ Mông Triệu, rất dễ nhận thấy nhà thờ vì nhà thờ nằm trên ngay trục đường chính và có lối kiến trúc độc đáo và lạ mắt so với các nhà thờ ở khu vực.

Xem thêm: 3 nét đẹp độc đáo của nhà thờ Phú Nhai

Lịch sử nhà thờ Mông Triệu Bình Thạnh

Giáo khu nhà thờ Mông Triệu được hình thành vào năm 1955 đến năm 1968, vào giai đoạn này, một số anh chị em vì trốn chiến tranh nên di chuyển từ vùng Lương Hòa – Long An đến đây, ngoài Bắc thì có một nhóm người từ giáo xứ Kẻ Bèo cũng di chuyển vào Nam, Miền Trung cũng có một số người di dân vào và còn lại là người dân Miền Nam nơi đây.

Nhà thờ Mông Triệu

Nhà thờ Mông Triệu giai đoạn mới thành lập

Vào thời gian này có một số giáo dân tại đây đã liên hệ với Cha cố Phêrô Đặng Chánh Tế, ký trực tiếp với nhà Dòng để thuê đất, vừa để canh tác tại Thị Nghè, vừa dựng lên tượng Đài Đức Mẹ tại đây, khi đó giáo dân chọn lấy bổn mạng Đức Mẹ Mông Triệu để tôn kính.

Cha cố Fx. Lê Vĩnh Khương, là cha sở của Thị Nghè lúc bấy giờ đã cho thành lập giáo khu 8 của nhà thờ Thị Nghè.

Giáo họ Mông Triệu thuộc giáo xứ Thị Nghè được dựng lên bằng ván, phía trên lợp tôn vào năm 1968, lúc này cha sở của giáo xứ Thị Nghè là Cha Phanxicô Xaviê Phan Văn Thăm đã bổ nhiệm Cha Felix Nguyễn Văn Thiên đặc trách làm quản xứ giáo họ Mông Triệu.

Nhà thờ Mông Triệu

Nhà thờ Mông Triệu năm xưa là Nhà thờ Thị Nghè

Giáo họ Mông Triệu được Đức cố Tổng giám Mục quan tâm và yêu mến, hàng tuần Cha thường đến dâng thánh lễ cho nhà thờ, chia sẻ những điều hay cho giáo dân nơi đây mặc dù đường xá dẫn vào nhà thờ còn thô sơ, khó đi, lầy lội.

Với sự quan tâm của Cha, ngôi nhà nguyện dùng để dâng lễ đã được tu sửa thêm, những chất liệu bằng ván đã được làm bằng tôn và vách tôn, thánh lễ được tổ chức thường xuyên hàng ngày để tạo điều kiện cho giáo dân đến tham dự. Đường lối vào nhà thờ cũng được sửa chữa, đổ đất cho dễ đi, thêm vào đó nền và khuôn viên cũng được xây dựng bằng đá để sạch sẽ hơn.

Giáo họ Mông Triệu đã được nâng lên thành giáo xứ vào năm 1971 do Đức Tổng giám Mục Nguyễn Văn Bình chấp thuận. Cha Phêrô Nguyễn Minh Cảnh, là giáo sư chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn được Cha cố bổ nhiệm làm cha sở tiên khởi cho giáo xứ Mông Triệu.

Nhà thờ Mông Triệu

Nhà thờ Mông Triệu được sửa chữa lại kiên cố hơn

Khi được bổ nhiệm làm Cha sở, năm 1973, Đức Cha Phêrô đã cho xây dựng lại nhà thờ, sửa lại với cấu trúc kiên cố hơn, tường nhà thờ được gia cố bằng tường gạch, mái tôn cũng được nâng lên cao và chắc chắn hơn.

Giáo dân của giáo xứ Mông Triệu ngày càng đông hơn, vì hai giáo họ trong giáo xứ đã được thành lập đó là giáo họ Nữ Vương Hòa Bình và giáo họ Thánh Nguyễn Duy Khang.

Giáo họ Nữ Vương Hòa Bình được Cha sở dâng thánh lễ vào buổi sáng, còn buổi chiều thánh lễ được tổ chức tại nhà thờ giáo xứ.

Nhà thờ Mông Triệu

Nhà thờ Mông Triệu ngày nay

Giáo họ Thánh Nguyễn Duy Khang được phụ trách đảm nhiệm bởi Cha Vũ Khoa Cử, là cha bề trên của Tu đoàn Nhà Chúa. Sau đó giáo họ thánh Nguyễn Duy Khang được nâng lên thành giáo xứ vào năm 1975.

Nhà thờ Mông Triệu, nhà ở của nữ tu và nhà xứ cũng được Cha sở Phêrô cho xây dựng lại vào thời điểm này.

Nhà thờ Mông Triệu được xây dựng với lối kiến trúc kiên cố, độc đáo hơn vào năm 1995, mặt nhà thờ hướng quay ra đường Nguyễn Cửu Vân.

Quá trình xây dựng lại và hoàn thành vào ngày 15/08/1995, và ngày này cũng được chọn làm ngày bổn mạng của giáo xứ, cùng với việc mừng 50 năm linh mục của cha sở Phêrô.

Nhà thờ Mông Triệu

Nhà thờ Mông Triệu được xây dựng lại khang trang

Cha Phêrô Nguyễn Minh Cảnh qua đời vào ngày 23/10/1998. Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn đã bổ nhiệm cho cha Giuse Trương Vĩnh Phúc làm cha sở của giáo xứ Mông Triệu vào ngày 25/10/2001. Khuôn viên tường rào nhà thờ, nhà sinh hoạt mục vụ cũng được Cha Giuse Trương Vĩnh Phúc cho khởi công xây dựng cùng với 14 chặng đàng thánh giá của Chúa Giêsu, nền nhà thờ cũng được nâng lên cao hơn để hạn chế những ngày mưa lớn lụt lội.

Nhà thờ Mông Triệu

Nhà sinh hoạt mục vụ được khánh thành dưới sự chủ trì thánh lễ của Cha Phạm Minh Mẫn vào 07/08/2002.

Ngôi thánh đường của nhà thờ Mông Triệu dần bị xuống cấp trầm trọng, sau khoảng thời gian 8 năm phục vụ giáo xứ Cha Giuse Trương Vĩnh Phúc rất ước muốn xây dựng lại ngôi thánh đường mặc dù thời gian này nhà thờ vẫn còn đang trọng giai đoạn rất khó khăn.

Nhà thờ Mông Triệu

Ngôi thánh đường cuối cùng cũng được xây dựng lại, lễ đặt viên đá đầu tiên được Cha Phạm Minh Mẫn cử hành vào ngày 23/02/2008. Thánh đường giáo xứ Mông Triệu được xây dựng lại trong khoảng thời gian 3 năm 6 tháng, với tình yêu và sự che chở của Mẹ Maria và Chúa Giêsu, cùng với sự hi sinh đóng góp, lời cầu nguyện của giáo dân cũng như của các anh chị em trong giáo xứ, ngôi thánh đường cuối cùng cũng được hoàn thành.

Nhà thờ Mông Triệu

Lễ khánh thành thánh đường mới để dâng kính Đức Mẹ Mông Triệu được Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn làm chủ sự, tổ chức vào ngày Chúa Nhật 14/08/2011, và cũng để kỷ niệm 40 năm thành lập giáo xứ Mông Triệu.

Cha Phanxicô Assisi Nguyễn Văn Dinh được bổ nhiệm làm cha sở thứ ba của nhà thờ Mông Triệu vào ngày 04/10/2020 khi cha Giuse Trương Vĩnh Phúc ra đi làm Chánh xứ Lạc Quang vào ngày 21/08/2020.

Kiến trúc nhà thờ Mông Triệu

Khuôn viên bên ngoài nhà thờ

Nhà thờ Mông Triệu được xây dựng theo lối kiến trúc La Mã kết hợp với kiểu Trung Đông lạ mắt. Nhà thờ gồm có 5 tháp chuông, 1 tháp chuông lớn ở giữa và 4 tháp chuông nhỏ ở 4 góc khác nhau.

Tượng Đức Mẹ Mông Triệu làm bằng đồng đen cao cấp được đặt ở một ngọn tháp cao 20m nằm giữa khuôn viên bên ngoài nhà thờ.

Nhà thờ Mông Triệu

Nhà thờ Mông Triệu có tất cả 5 tháp chuông

Phần chân tòa tháp có tượng Đức Mẹ còn có hình ảnh của Chúa dang tay, được đặt ngay ngắn xung quanh là những chậu hoa xanh tươi, ngoài ra còn có lối cầu thang chính dẫn vào thánh đường nhà thờ, 2 bên cầu thang là những chậu hoa màu sắc xanh tươi được đặt ngay ngắn.

Nhà thờ Mông Triệu

Tượng thánh trên nóc nhà thờ Mông Triệu

Ngoài bậc thang chính dẫn vào thánh đường, 2 bên cửa chính nhà thờ còn có 2 lối dẫn vào thánh đường, được xây dựng theo hình vòng cung, để giáo dân tiện hơn cho việc đi vào thánh đường tham dự thánh lễ, mỗi lối đi đều có những trụ đèn dọc 2 bên, thiết kế theo những trụ đèn cổ của Châu Âu.

Bên ngoài cổng chính nhà thờ được xây dựng bằng đá, gồm có 3 cổng, 1 cổng chính ở giữa và 2 cổng phụ, kết hợp với những hoa văn bắt mắt, đường nét tinh xảo ẩn trên nền đá.

Nhà thờ Mông Triệu

Những hoa văn được trang trí trên cổng nhà thờ

Ngoài những hoa văn trên tường nhà thờ, còn có những tượng thánh được xây dựng bằng đá cẩm thạch cao cấp màu trắng, được đặt ở trong khuôn viên cũng như bên dưới những ngọn tháp chuông.

Bên trong thánh đường

Bước vào bên trong thánh đường, du khách sẽ cảm nhận được một sự khác biệt rõ rệt, bởi những ánh đèn màu vàng dịu nhẹ, kết hợp với ánh sáng đương đại của những chùm đèn cổ được treo giữa không gian thánh đường.

Nhà thờ Mông Triệu

Giữa gian thánh đường nhà thờ là lối dẫn lên tháp chuông chính, với nhiều hình ảnh về những vị thánh nổi tiếng, đầy màu sắc sặc sỡ.

Nhà thờ Mông Triệu

Thánh đường nhà thờ Mông Triệu với nhiều màu sắc rực rỡ

Những bức tranh phù điêu được trang trí trên những ô cửa đủ màu sắc, khắc họa hình ảnh của Chúa Giêsu năm xưa, được đặt trên cao, những ánh sáng của những ánh đèn khi chiếu vào những bức tranh sẽ làm nổi bật những cảnh quan sinh động trong đó.

Nhà thờ Mông Triệu

Cung gian thánh đường nhà thờ Mông Triệu

Khi đi qua những hàng ghế thẳng tắp được sắp xếp ngay ngắn, chúng ta sẽ đến gian thánh đường nhà thờ, nơi có hình ảnh Chúa Giêsu chịu nạn trên thập giá. Gian thánh đường nhà thờ được xây dựng bằng đá Granite của Tây Phương, phía trên được thiết kế theo hình vòng cung, trên gian cung thánh còn có rất nhiều hình ảnh của Mẹ Maria, luôn ngự bên Thiên Chúa.

Nhà thờ Mông Triệu

Hình ảnh Đức Mẹ bên cạnh tượng Chúa

Hướng dẫn tham quan nhà thờ Mông Triệu

  1. Thời gian mở cửa và giá vé: Nhà thờ Mông Triệu mở cửa từ 8h đến 17h hàng ngày. Vé vào cửa là miễn phí.
  2. Trang phục: Đây là một địa điểm tôn giáo, vì vậy bạn nên mặc trang phục kín đáo và lịch sự khi đến thăm.
  3. Điểm tham quan: Nhà thờ Mông Triệu được xây dựng theo kiến trúc châu Âu, với nhiều chi tiết tinh tế và độc đáo. Bạn có thể thăm quan các tòa nhà và các khu vực trong nhà thờ như nhà thờ chính, nhà thờ chính tòa, đài phun nước, đài chuông, nhà thờ rửa tội, và các bức tranh thánh.
  4. Tham dự thánh lễ: Nếu bạn muốn tham dự thánh lễ tại nhà thờ, bạn có thể tìm hiểu thời gian các buổi thánh lễ và tham gia cùng cộng đoàn tại đây.
  5. Chụp ảnh: Bạn có thể chụp ảnh trong khu vực ngoài trời của nhà thờ. Tuy nhiên, bạn cần hỏi ý kiến của nhân viên nếu muốn chụp ảnh bên trong nhà thờ.
  6. Các hoạt động khác: Nhà thờ Mông Triệu thường tổ chức các hoạt động tôn giáo, như hội thánh, hành hương và chương trình đức tin. Bạn có thể tìm hiểu và tham gia vào các hoạt động này nếu quan tâm.

Nhà thờ Mông Triệu thường tổ chức những buổi lễ lớn của người Công giáo hàng năm như lễ Phục Sinh, lễ giáng sinh…Du khách nên chọn thời điểm này để tham quan nhà thờ để có thể trãi nghiệm được những nét đẹp của nhà thờ, và còn chụp được những hình ảnh đẹp để làm kỷ niệm.

Nhà thờ Mông Triệu

Lễ Giáng sinh Nhà thờ Mông Triệu

Vào ngày lễ giáng sinh nhà thờ thường được trang trí đèn nhiều màu sắc, những hang đá lớn cũng được trang trí cẩn thận, tỉ mỉ, để mọi người tham quan, chụp ảnh. Những ngày lễ tết nhà thờ còn có rất nhiều hoa tươi, được giáo dân kính tặng, những loại hoa luôn khoe sắc trong khuôn viên nhà thờ mỗi khi có người tham quan.

Nhà thờ Mông Triệu

Du khách chụp ảnh tại Nhà thờ Mông Triệu vào dịp Giáng sinh

Nhà thờ Mông Triệu cũng giống như những nhà thờ lớn khác, là nơi tâm linh, du khách tham quan vào những ngày lễ nên ăn mặc lịch sự kín đáo, tránh nói lớn tiếng khi nhà thờ đang có thánh lễ.

Giờ lễ nhà thờ Mông Triệu

Thánh lễ Chúa nhật: 6g, 7g30, 15g30, 17g30.

Thánh lễ Ngày thường: 18g.

Nhà thờ Mông Triệu Nhà thờ Mông Triệu

Nhà thờ Mông Triệu qua thời gian đã dần thay da đổi thịt, và ngày càng lớn mạnh hơn, là một trong những nhà thờ có nét độc đáo ở giữa trung tâm Sài Gòn phồn hoa, nếu có dịp đến thăm Sài Gòn du khách cũng nên một lần ghé thăm nhà thờ Mông Triệu, để khám phá nét đẹp của một nhà thờ Việt Nam nhưng mang hình dáng của lối kiến trúc Trung Đông.

Qua bài viết hi vọng banthochuadep.vn sẽ mang đến những thông tin bổ ích về những nét cổ kính nhà thờ Mông Triệu cho những người yêu đạo Thiên Chúa.

Mọi người muốn tham khảo thêm những mẫu bàn thờ Chúa đẹp và ý nghĩa vui lòng truy cập theo đường dẫn sau:

#50 mẫu Bàn Thờ Chúa Phòng Khách đẹp và ý nghĩa

50+ mẫu bàn thờ Công giáo đẹp nhất năm 2023

Top 10 mẫu bàn thờ Chúa hiện đại đáng mua nhất 2023

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Shopping cart
error: Content is protected !!
Contact Me on Zalo
0981 934 979