Khám phá kiến trúc tôn giáo tuyệt đẹp tại Nhà thờ Hạnh Thông Tây

Nhà thờ Hạnh Thông Tây là một công trình kiến trúc tôn giáo nổi tiếng tại TP.HCM, Việt Nam. Với phong cách kiến trúc Byzantine được lấy cảm hứng từ Vương cung thánh đường Thánh Vitale ở Italia. Đây là một trong những nhà thờ lớn thu hút hàng ngàn tín đồ và du khách đến tham quan mỗi năm.

nha-tho-hanh-thong-tay

Nhà Thờ Hạnh Thông Tây là một công trình kiến trúc nổi tiếng tại Thành Phố Hồ Chí Minh

Nhà thờ Hạnh Thông Tây cũng là một biểu tượng quan trọng của đức tin Công giáo tại Việt Nam và là một địa điểm tâm linh quan trọng trong đời sống tinh thần người dân. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá về Nhà thờ Hạnh Thông Tây – một công trình kiến trúc tôn giáo độc đáo.

Thông tin nhà thờ giáo xứ Hạnh Thông Tây

Giáo phận Sài Gòn
Giáo hạt Gò Vấp
Chánh xứ Linh mục Giuse Phạm Đức Tuấn
Phụ tá Linh mục ĐaMinh Lê Công Nguyên
Thành lập năm 1861
Bổn mạng Thánh Giuse
Số giáo dân 6000
Địa chỉ 7B Quang Trung, Phường 11, Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh

Thời khắc tôn giáo – Giờ lễ hàng tuần

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 Chủ Nhật
04:45 04:45 04:45 04:45 04:45 04:45 05:00
17:30 17:30 17:30 17:30 17:30 17:30 07:30
09:30
16:00
17:30
19.00

Giờ chầu thánh thể – Tĩnh tâm trước tình yêu Chúa

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7
04:45 – 06:00 04:45 – 06:00 04:45 – 12:00 04:45 – 16:00 04:45 – 16:00 04:45 – 12:00

Xem thêm: Nhà thờ Mằng Lăng – Khám phá di sản kiến trúc tôn giáo độc đáo của Việt Nam

Các vị chủ chăn trong lịch sử giáo hội qua từng thời kỳ

Trong suốt lịch sử phát triển, giáo xứ đã có nhiều vị chủ chăn đầy tâm huyết và nhiệt huyết với công việc mục vụ. Cụ thể:

  1. Giám mục Paul-Francois Puginier (1861-1862)
  2. Cha Phêrô Nguyễn Phước Chính (1900-1911)
  3. Cha Mátthêu Hồ Tấn Đức (1912-1939)
  4. Cha Gioan Baotixita Nguyễn Tứ Quý (1939-1944)
  5. Cha Phaolô Nguyễn Văn (1944-1959)
  6. Cha Phêrô Trần Văn Thông (1959-1961)
  7. Cha Anrê Nguyễn Văn Đại (1961-1968)
  8. Cha Micae Nguyễn Khoa Học (1968-1974)
  9. Cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Tam (1974-1975)
  10. Cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Ngọc Thu (1975—1981)
  11. Cha Đôminicô Võ Văn Tân (1991-2005)
  12. . Cha Clementê Lê Minh Trung (2005- đến nay)

Tất cả các vị chủ chăn đều quan tâm đến việc xây dựng đời sống đức tin cho mỗi tín hữu trong Giáo xứ. Đặc biệt Cha Clementê Lê Minh Trung đã thực hiện nhiều hoạt động như tổ chức Mình Thánh Chúa hàng ngày, giờ kinh Lòng Thương xót Chúa và các lớp giáo lý.

Hội đồng Mục vụ Giáo Xứ hiện nay như thế nào?

Nhà thờ Hạnh Thông Tây cũng có Hội đồng Mục vụ Giáo xứ, gồm Ban Thường vụ và 10 giáo khu cùng với các hội đoàn và ban trực thuộc.

  • Ban thường vụ gồm có 7 vị
  • Giáo khu gồm: Đức Mẹ Fatima, Đức Mẹ Lavang, Đức Mẹ vô nhiễm, Đức mẹ Hằng cứu giúp, Đức Mẹ Hồn xác lên Trời, Đức Mẹ phù hộ các giáo hữu, Đức Mẹ Môi Khôi, Đức Mẹ Lộ Đức, Nữ vương Hòa Bình, Nữ vương các Thánh Tử Đạo.
  • Các hội đoàn gồm: Hội Legio – Maria, Hội các bà Mẹ Công Giáo, Thiếu nhi Thánh Thể, Gia đình Phạt Tạ Thánh Tâm, Huynh đoàn Đaminh, Hội Martino, Thánh kinh cầu nguyên, Dòng Ba Cát Minh, Hội Bác ái Vinh Sơn, Hội Matta, Thừa tác viên Thánh Thể, Gia đình Tận hiến Đức Mẹ, Ban Giáo Lý, Ban cây xanh, Ban Trật tự, các Ban Phụng vụ.

Lịch sử hình thành nhà thờ Hạnh Thông Tây

Họ đạo Hạnh Thông Tây được thành lập vào năm 1861 bởi giám mục Puginier. Ban đầu chỉ có vài gia đình và người giàu có trong làng gia nhập đạo, nhưng dần dần, khoảng 400 người ngoại giáo có của cải và nhà cửa trong làng đến xin học đạo. Bởi vì, nơi đây là khu ngoại thành nên dân cư tập trung chủ yếu là người nghèo nên họ đạo không có nơi để giảng dạy và tụ họp. Sau đó, một số người dân giàu có trong làng đã tặng ngôi đình để xây dựng lên nhà nguyện đầu tiên của giáo xứ Hạnh Thông Tây.

nha-tho-hanh-thong-tay-xua-va-nay

Vẻ đẹp kiến trúc nghệ thuật của nhà thờ Hạnh Thông Tây xưa và nay

Tuy nhiên, vào cuối thế kỷ 19, vì nhà thờ không có linh mục ở cùng nên giáo dân đã giảm dần. Vào năm 1898, cha Phêrô Nguyễn Phước Chính đầu tiên được bổ nhiệm làm cha, Giáo xứ Hạnh Thông Tây lúc này chỉ có một mảnh đất, chung quanh là nơi cho các bổn đạo ở. Cha đã xin phép quan chức cho xây cất nhà thờ mới trên miếng đất này và đồng thời xây thêm trường học, nhà xứ xung quanh.

Vào năm 1921, đến thời của linh mục Matthêu Hồ Tấn Đức, lúc này nhà thờ Hạnh Thông Tây mới được xây trên ba thửa đất rộng 2,1 mẫu của ông Giuse Hồ Văn Chua đã tự nguyện hiến cho nhà thờ trước đó. Tất cả chi phí xây dựng đều do vợ chồng ông Denis Lê Phát An đóng góp. Lúc đầu, tháp chuông được xây dựng với hình tháp nhọn, nhưng cơ sở Hàng không Đông Dương đã xin hạ thấp tháp chuông nhà thờ xuống theo văn thư đề ngày 29/10/1953. Chính vì vậy, mà tháp chuông đã có hình vuông như hiện nay.

Năm 2010, nhà thờ Hạnh Thông Tây đã khánh thành Nhà sinh hoạt Phụng vụ – Giáo lý (hay còn được gọi là Nhà thờ phụ) nằm cạnh nhà thờ chính nhằm phục vụ cho việc giảng dạy giáo lý cùng các mục đích công vụ khác.

Vẻ đẹp kiến trúc đặc sắc tại Nhà thờ Hạnh Thông Tây

Nhà thờ Hạnh Thông Tây là một công trình kiến trúc độc đáo ở Sài Gòn, được xây dựng theo phong cách Byzantine châu Âu và có nguyên mẫu là Vương cung thánh đường Thánh Vitale tại thành phố Ravenna, Italia. Ban đầu, nhà thầu Baader được giao thiết kế và thi công nhà thờ, nhưng sau đó ông Lê Phát An hủy hợp đồng và hợp tác với nhà thầu Lamorte để hoàn thành công trình.

thap-chuong-nha-tho-hanh-thong-tay

Do an ninh hàng không nên tháp chuông nhà thờ Hạnh Thông Tây đã có hình vuông như hiện tại

Nhà thờ có kích thước lớn, với chiều dài 40 mét, chiều rộng 14 mét, trần cao 16 mét và chiều cao vòm 20 mét. Ban đầu, tháp chuông có hình tháp nhọn và cao 30 mét, nhưng sau đó giảm xuống còn 19,5 mét do lý do an ninh hàng không.

tran-nha-tho-hanh-thong-tay

Trần nhà thờ Hạnh Thông Tây được thiết kế theo kiến trúc truyền thống Byzantine

Trần nhà thờ Hạnh Thông Tây được thiết kế hình vòm cung có phết nhũ vàng và trang trí bằng các bức tranh khảm theo phong cách Byzantine mô tả lại cảnh Chúa Giêsu trên thập giá đang hấp hối. Ngoài ra, trần nhà thờ còn có tranh ghép đá mosaic cùng hình những vị thánh như thánh Gioanna xứ Arc, thánh Claira, thánh Agnes, thánh Cecilia, thánh Lucia, thánh Veronica, thánh Maria Mađalêna, thánh Anna, thánh Antôn thành Padova,…

hai-mo-tuong-doi-dien-nhau-tai-nha-tho-hanh-thong-tay

Hai mộ tượng đối diện nhau tại nhà thờ Hạnh Thông Tây vô cùng sống động và chân thực

Ngoài ra, nhà thờ còn có hai mộ tượng đối diện nhau của vợ chồng ông Lê Phát An, được điêu khắc trên đá cẩm thạch trắng. Phía trước mộ ông Denis Lê Phát An có tượng người vợ cầm bó hoa và mặc áo dài quỳ gối ôm lấy bia mộ, khi đó phía trước mộ của bà Anna Trần Thị Thơ thì có người chồng đang quỳ gối cầu nguyện. Đây là hai bức tượng vô cùng sống động và chân thực, mang đậm nét văn hóa Nam Bộ. Phần bia của mộ được làm bằng đa hoa cương có ghi tên của nhà điêu khắc người Pháp A. Contenay thực hiện và kiến trúc sư người Pháp Paul Ducuing.

tuong-thanh-denis-duoc-dat-tai-cua-nha-tho-hanh-thong-tay

Tượng thánh Denis được đặt tại cửa nhà thờ Hạnh Thông Tây để tỏ lòng biết ơn với ông Lê Phát An

Trên cửa vào nhà thờ, có một tượng thánh Denis được xây dựng để tỏ lòng biết ơn đối với ông Lê Phát An, người có thánh quan thầy là thánh Denis.

Ngày nay, nhà thờ Hạnh Thông Tây vẫn là một trong những điểm du lịch hấp dẫn của Thành phố Hồ Chí Minh, thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan và tìm hiểu về lịch sử, văn hóa và kiến trúc của nơi đây.

Tầm quan trọng của nhà thờ Hạnh Thông Tây đối với cộng đồng địa phương

Nhà thờ Hạnh Thông Tây là trái tim tâm linh của cộng đồng địa phương. Nơi đây không chỉ là nơi thờ phượng Chúa mà còn là trung tâm của nhiều hoạt động đức tin, góp phần xây dựng một cộng đồng đoàn kết và phát triển. Nhà thờ không chỉ là nơi linh thiêng để mọi người đến cầu nguyện, tham dự thánh lễ mà còn là một nơi tập trung các hoạt động văn hóa, giáo dục, từ thiện, góp phần củng cố tinh thần đoàn kết và phát triển cộng đồng

thanh-le-tai-nha-tho-hanh-thong-tay

Thánh lễ tại nhà thờ Hạnh Thông Tây

Ngoài ra, nhà thờ Hạnh Thông Tây không chỉ có ý nghĩa tâm linh sâu sắc mà còn đóng góp rất lớn trong việc phát triển cộng đồng địa phương và giữ gìn giá trị văn hóa truyền thống của vùng đất này. Bên cạnh vai trò tôn giáo, nhà thờ Hạnh Thông Tây còn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển văn hóa, truyền thống và còn có tầm quan trọng về mặt kiến trúc, lịch sử. Được xây dựng từ những năm 1861, nhà thờ đã trải qua nhiều giai đoạn lịch sử và là một trong những công trình kiến trúc cổ xưa đặc biệt của thành phố Hồ Chí Minh. Sự tồn tại và phát triển của nhà thờ là một phần quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy di sản kiến trúc, lịch sử của địa phương.

Kết luận

Nhà thờ Hạnh Thông Tây là một ví dụ điển hình cho kiến trúc tôn giáo tuyệt đẹp tại Việt Nam. Công trình này không chỉ là một biểu tượng của đạo Thiên Chúa giáo, mà còn là một tác phẩm nghệ thuật đẹp mắt và đầy ý nghĩa.

Nếu bạn có cơ hội hãy ghé thăm Nhà thờ Hạnh Thông Tây ít nhất một lần, chắc chắn đây sẽ là một trải nghiệm tuyệt vời và đáng nhớ, đồng thời cũng là cơ hội để bạn tìm hiểu thêm về kiến trúc tôn giáo, nền văn hóa, tín ngưỡng và lịch sử của Việt Nam.

Qua bài viết hi vọng banthochuadep.vn sẽ giúp chúng ta tìm hiểu thêm về nét đẹp cổ điển của nhà thờ Hạnh Thông Tây.

Mọi người muốn tham khảo thêm những mẫu bàn thờ Chúa đẹp và ý nghĩa vui lòng truy cập theo đường dẫn sau:

#50 mẫu Bàn Thờ Chúa Phòng Khách đẹp và ý nghĩa

50+ mẫu bàn thờ Công giáo đẹp nhất năm 2023

Top 10 mẫu bàn thờ Chúa hiện đại đáng mua nhất 2023

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Shopping cart
error: Content is protected !!
Contact Me on Zalo
0981 934 979