Trong đạo Thiên Chúa, hôn nhân được coi là một nghi thức linh thiêng, là sự kết nối giữa hai người phụ thuộc vào tình yêu và tôn trọng lẫn nhau. Vì vậy, quá trình chuẩn bị và tổ chức lễ cưới trong đạo Thiên Chúa được xem như một nghi lễ trang trọng và ý nghĩa. Tuy nhiên, trong đạo Thiên Chúa, việc lấy chồng, lấy vợ khác đạo sẽ yêu cầu một số thủ tục để đảm bảo tình yêu và tôn trọng tín ngưỡng của hai bên được đồng nhất.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về thủ tục lấy vợ theo đạo Thiên Chúa bao gồm các quy định và thủ tục pháp lý cần thiết cũng như những lưu ý quan trọng để đảm bảo tình yêu và niềm tin được củng cố và phát triển mạnh mẽ trong cuộc hôn nhân.
Định nghĩa hôn nhân không cùng tôn giáo
Hôn nhân khác đạo là khi hai người thuộc các đạo, tôn giáo khác nhau kết hôn với nhau. Tại Việt Nam, vẫn còn các quan điểm khắt khe đối với việc kết hôn với người khác đạo.
Có 2 kiểu hôn nhân khác đạo:
- Hôn nhân hỗn hợp: bên không có đạo đã được rửa tội tại nhà thờ, có phép chuẩn rõ ràng của cha xứ
- Hôn nhân khác đạo (Hôn nhân dị giáo): là hôn nhân được giáo quyền ban phép chuẩn mà người không có đạo không cần rửa tội.
Chính vì vậy, khi hai người khác đạo có ý định kết hôn thì phải hiểu rõ mục đích cũng như đặc tính chính yếu trong hôn nhân theo giáo lý đạo Thiên Chúa. Đặc biệt, để giữ vững đức tin của mình, bên công giáo yêu cầu con cái cần được rửa tội và được giáo dục tại nhà thờ, nếu bạn là bên không đạo Thiên Chúa thì cần nắm rõ những điều này.
Xem thêm: Các nghi thức lễ gia tiên Công giáo
Một số điều cần biết khi kết hôn với người Công Giáo
Đạo Thiên Chúa được truyền bá vào Việt Nam từ kế kỷ 16, hiện tại thì số người dân theo đạo Thiên Chúa vô cùng lớn bởi có rất nhiều người quan tâm và tìm hiểu về đạo này. Cũng chính vì vậy, mà vấn đề xoay quanh về “Thủ tục lấy vợ theo đạo Thiên Chúa, thủ tục lấy chồng theo đạo Thiên Chúa” ngày càng lớn.
Khi kết hôn với người đạo công giáo cần lưu ý những thông tin sau:
Tham gia khóa học giáo lý hôn nhân và giáo lý tân tòng
Trên thực tế, nếu không thuộc công giáo này bạn sẽ rất khó tín ngưỡng. Nhưng khi tham gia lớp học này bạn sẽ có thể hiểu rõ hơn về hình thức tôn giáo này, giúp cá nhân có thể hòa hợp với vợ hoặc chồng về mặt đức tin và nghi thức. Ngoài ra, thì chương trình học này cũng giúp cho bạn duy trì được giá trị hạnh phúc bền vững qua các bài học giáo lý hôn nhân.
Sau khi tham gia xong các khóa học, bạn sẽ được tổ chức thánh lễ long trọng và nhận các bí tích rửa tội, thêm sức và thánh thể.
Chuẩn bị công tác bước vào thánh đường
Lễ kết hôn của đạo Công giáo có nhiều điểm khác biệt so với những cuộc hôn nhân khác, nên cần chuẩn bị sẵn sàng về mặt tâm lý và các nền tảng khác.
Trước khi làm lễ kết hôn, thông tin về việc kết hôn sẽ được thông báo trong ba Thánh lễ Chúa nhật liên tiếp nhau. Việc thông báo này là để ai phản đối thì sẽ trình lên cha.
Cha xứ sẽ chịu trách nhiệm về lễ kết hôn của người theo đạo, muốn được làm lễ tại Nhà thờ thì các cá nhân cần xuất trình giấy chứng chỉ giáo lý hôn nhân và giấy đăng ký kết hôn.
Một nghi thức vô cùng quan trọng sẽ diễn ra trong lễ kết hôn đó chính là lời thề nguyền trước Chúa, đây là lời thề để minh chứng cho tình yêu của vợ chồng, lời thề nguyền thiêng liêng cam kết về việc duy trì hạnh phúc gia đình trước Chúa.
Có bắt buộc phải theo đạo Thiên Chúa khi lấy người bên đạo?
Một câu hỏi được rất nhiều bạn trẻ quan tâm đó chính là “Lấy vợ đạo công giáo cần theo đạo không? Thủ tục lấy vợ theo đạo Thiên Chúa như thế nào?”
Thực tế thì Thiên Chúa Giáo là một hình thức tín ngưỡng tôn giáo, về quan niệm theo chuẩn mực chung thì người công giáo mong muốn khi hai cá nhân kết hôn đều có thể nhận được phước lành từ Thiên Chúa. Mục đích của việc này chính là vì đức tin con cái chứ không có ý muốn ràng buộc ai cũng phải theo đạo mới được kết hôn.
Nếu để trả lời cho câu hỏi “Có bắt buộc phải theo đạo Thiên Chúa khi lấy người bên đạo?” thì đó là KHÔNG
Tín ngưỡng là thuộc lòng tin của mỗi người, pháp luật cũng có quy định rằng tín ngưỡng là quyền tự do của mỗi cá nhân. Vì vậy mà không cần phải theo đạo khi lấy vợ công giáo. Nhưng trên thực tế vẫn có rất nhiều người đã tự nguyện theo đạo khi chuẩn bị kết hôn nhằm mục đích để chứng minh tình yêu với người vợ hoặc chồng của mình, giúp tạo nên sự hòa nhập về tư tưởng.
Lưu ý một vài điểm, xét về mặt thực tế thì khi kết hôn với người có Đạo Thiên Chúa thì người dân luôn có xu hướng theo đạo sau đó kết hôn. Đây chỉ là quy chuẩn được áp dụng trong tín ngưỡng và người dân áp dụng để làm theo.
Trường hợp nào thì không được kết hôn với người Đạo Công Giáo?
Tại Việt Nam rất tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của mỗi người, nhưng để tránh các trường hợp rủi ro liên quan đến việc lợi dụng tín ngưỡng để tạo ra các hành vi phạm tội, phản động hoặc che dấu tội phạm.
Vì vậy mà tại luật pháp số 1275/2007/QĐ-BCA vào ngày 26/10/2007 bộ Công An đã đưa ra quy định rằng: Kiểm tra lý lịch 3 đời của người mà Công an muốn kết hôn, đảm bảo gia đình người đó không theo Đạo Thiên Chúa.
Công an nhân dân là đối tượng làm trực tiếp cho quân đội, các chủ đề này đã được quán triệt về tư tưởng rõ ràng, họ sống và làm việc theo pháp luật, tuân thủ nhiệm vụ Nhà nước. Đối với những đối tượng này thì luôn yêu cầu thân nhân trong sạch, không vi phạm pháp luật, tôn giáo, tín ngưỡng cũng cần đảm bảo theo quy định chung.
Khi kết hôn thì người vợ/chồng sẽ là người kề vai sát cánh cùng các chiến sĩ, có tầm ảnh hưởng về tư duy cũng như nhận thức của các chủ thể này. Do đó mà Công an sẽ không được kết hôn với người theo đạo là đúng đắn và hợp lý. Yêu cầu bắt buộc Công an cần phải tuân thủ và thực hiện.
Nghi thức và thủ tục lấy vợ theo Đạo Thiên Chúa như thế nào?
Hôn lễ sẽ được cử hành tại nhà thờ và cần có người làm chứng, đồng thời sẽ gửi nhẫn cho cha để làm phép nhẫn. Bí tích hôn phối là một trong những nghi thức vô cùng thiêng liêng. Trước Gian Cung Thánh Chúa đôi bên sẽ thề hứa chung thủy bên nhau dù gian nan hay bệnh hoạn và chấp nhận con cái Chúa ban cho.
Giáo hội cho phép người Công giáo có thể kết hôn với người không có đạo qua việc ban phép chuẩn bởi Cha xứ địa phương. Để thực hiện phép chuẩn này yêu cầu cần có chứng chỉ giáo lý hôn nhân, nhẫn cưới, giấy đăng ký kết hôn, 2 người làm chứng và sổ gia đình công giáo bản gốc.
Thủ tục lấy vợ theo Đạo Thiên Chúa cần chứng chỉ giáo lý hôn nhân
Thời gian học dự kiến 3 tháng, khi đi mang theo giấy giới thiệu của Cha xứ và tấm thẻ đến xem lịch học sau đó đăng ký cho phù hợp.
Tiến hành đăng ký kết hôn trước khi làm phép chuẩn
Đến UBND nơi bạn sinh sống để đăng ký kết hôn rồi nộp một bản cho Giáo xứ nơi làm phép chuẩn. Sau khi đã có đủ giấy tờ thì đến nhà thờ xin làm phép chuẩn khác đạo, ngoài gia đình ra thì cần 2 người làm chứng cho 2 bên và chuẩn bị nhẫn cưới để Cha xứ làm phép nhẫn.
Làm phép chuẩn tại nhà thờ
Sau khi đã xin phép chuẩn khác đạo, thông tin kết hôn sẽ được thông báo kéo dài trong 3 thánh lễ Chúa nhật liên tục. Cha xứ sẽ ban phép chuẩn (ngoài thánh lễ), trước Chúa vợ chồng sẽ hứa lời thủy chung, chăm sóc nhau nhau kể cả ốm đau bệnh tật, chấp nhận con cái Chúa ban cho.
Học thuộc đoạn sau để nói trôi chảy hơn trên thánh đường
Kết luận
Trên đây là những thông tin về thủ tục lấy vợ theo đạo Thiên Chúa mà chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn đọc. Những quy định và thủ tục pháp lý được đề cập sẽ giúp các cặp đôi có thể chuẩn bị và thực hiện việc kết hôn một cách đầy đủ và đúng quy định.
Tuy nhiên, việc kết hôn chỉ là bước đầu trong cuộc hôn nhân. Để tạo ra một cuộc sống hạnh phúc và bền vững, hai người cần phải tôn trọng, hiểu và yêu thương lẫn nhau. Đặc biệt, khi hai người thuộc các đạo khác nhau kết hôn, thì cần phải tìm hiểu và chấp nhận sự khác biệt của nhau để có thể xây dựng một mối quan hệ tình cảm và hôn nhân mạnh mẽ và hạnh phúc.
Qua bài viết hi vọng banthochuadep.vn sẽ giúp chúng ta tìm hiểu thêm về thủ tục lấy vợ theo đạo Thiên Chúa.
Mọi người muốn tham khảo thêm những mẫu bàn thờ Chúa đẹp và ý nghĩa vui lòng truy cập theo đường dẫn sau:
➕ #50 mẫu Bàn Thờ Chúa Phòng Khách đẹp và ý nghĩa
➕ 50+ mẫu bàn thờ Công giáo đẹp nhất năm 2023
➕ Top 10 mẫu bàn thờ Chúa hiện đại đáng mua nhất 2023
- Hotline: 0981 934 979
- Địa chỉ: Ấp 4, xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai
- Facebook: thegioiconggiao.vn
- TikTok: Đồ Thờ Công Giáo